Tổng sản lượng thủy sản trong tháng đạt hơn 677 ngàn tấn, tăng 5,2% so với cùng kỳ

Tổng sản lượng thủy sản trong tháng đạt hơn 677 ngàn tấn, tăng 5,2% so với cùng kỳ

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, tổng sản lượng thủy sản tháng 7/2017 ước đạt hơn 677 ngàn tấn, tăng 5,2% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng khai thác đạt hơn 289 ngàn tấn, tăng 4,9%; Sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt hơn 388 ngàn tấn, tăng 5,4%.

Lũy kế từ đầu năm 2017 đến nay, tổng sản lượng thủy sản ước đạt hơn 4.000 ngàn tấn, tăng 4,4% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lưởng khai thác đạt hơn 1.949 ngàn tấn, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt hơn 2.056 ngàn tấn.

Tổng sản lượng thủy sản trong tháng đạt hơn 677 ngàn tấn, tăng 5,2% so với cùng kỳ

Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 7 ước đạt hơn 700 triệu USD. Lũy kế từ đầu năm 2017 đến nay, giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước ước đạt 4,3 tỷ USD.

Về nuôi tôm nước lợ, diện tích nuôi tôm nước lợ, lũy kế từ đầu năm 2017 đạt gần 626 nghìn ha, bằng 102,7% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, diện tích thả nuôi tôm sú đạt xấp xỉ 593 ngàn ha, diện tích tôm thẻ chân trắng đạt hơn 60 ha. Sản lượng thu hoạch tôm nước lợ đạt hơn 250 nghìn tấn, bằng 103,8% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, sản lượng nuôi tôm sú đạt gần 128 ngàn tấn, tôm thẻ chân trắng đạt 122 ngàn tấn.

Tính đến 21/7/2017, diện tích thả nuôi từ đầu năm đến nay đạt 3.462 ha, đạt 67,8% so với kế hoạch đặt ra cho cả năm (bằng 101% so với cùng kỳ năm 2016). Lũy kế từ đầu năm 2017 đạt trên 632 nghìn tấn bằng 49% so với mục tiêu tăng trưởng cả năm 2017 (đạt 105% so với cùng kỳ năm ngoái).

Tại cuộc họp Giao ban tháng 7, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám nhấn mạnh: trong những tháng cuối năm, trên đà tăng trưởng của 7 tháng đầu năm, cần tiếp tục có những giải pháp đồng bộ để đạt tốc độ tăng trưởng theo kế hoạch đặt ra trong năm 2017 theo chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, trong đó tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm sau:

Đối với lĩnh vực nuôi trồng, trước tình hình một số người dân tại tỉnh Đồng Tháp đã tự ý đưa nước mặn vào trong vùng trồng lúa để nuôi tôm. Điều này sẽ ảnh hưởng tới diện tích trồng lúa và phá vỡ quy hoạch về nuôi tôm nước lợ, Vụ Nuôi trồng thủy sản cần nắm bắt tình hình, nghiêm cấm và xử lý nghiêm những cá nhân cố tình vi phạm.

Tập trung chỉ đạo và bám sát cơ sở để phát triển tôm nước lợ ở cả 2 hướng nuôi tôm công nghệ cao và tôm quảng canh, quảng canh cải tiến theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất nuôi, tăng cường kiểm tra chất lượng giống tôm để phát triển nuôi tôm sinh thái, tôm quảng canh, hướng dẫn biện pháp “vèo” giống trước khi thả nuôi thương phẩm. Bên cạnh đó, kiểm soát chặt vật tư đầu vào, kiểm soát dịch bệnh, kịp thời có những thông tin chính xác định hướng cho người nuôi và thị trường xuất khẩu, đồng thời tháo gỡ những khó khăn về rào cản thương mại. Cần phổ biến tuyên truyền cho người dân những thông tin về chương trình giám sát cá da trơn theo đạo luật Farm Bill của Mỹ.

Khẩn trương tham mưu, hỗ trợ các địa phương xây dựng vùng nuôi tập trung, khu nuôi trồng công nghệ cao tại tỉnh Bạc Liêu và tôm sinh thái tại tỉnh Cà Mau. Tiếp tục hoàn thiện xây dựng mô hình doanh nghiệp xã hội. Nghiên cứu hoàn thiện để đưa sản phẩm tôm, sản phẩm cá gia trơn trở thành sản phẩm quốc gia và nghiên cứu cơ chế hoạt động để hình thành Hiệp hội tôm Việt Nam.

Đối với lĩnh vực khai thác, để chủ động ứng phó trong mùa mưa bão sắp tới, Thứ trưởng Vũ Văn Tám yêu cầu cần có những biện pháp chủ động để kịp thời đối phó với bão và áp thấp nhiệt đới xảy ra trên biển và đất liền. Tuyên truyền, hướng dẫn, thông báo cho người dân về các khu neo đậu tránh trú bão. Rà soát các dự án hệ thống thông tin duyên hải, thông tin, an toàn tàu cá, nắm chắc tình hình tàu cá và ngư dân hoạt động trên biển.

Tiếp tục hoàn thiện các thủ tục liên quan để thực hiện đề án khai thác viễn dương tiến tới cho phép doanh nghiệp Việt Nam đưa tàu cá sang Pa pua Niu Ghi-nê khai thác hải sản. Khẩn trương phối hợp với chuyên gia xây dựng chương trình hành động quốc gia về chông đánh bắt bất hợp pháp , không khai báo và không được kiểm soát (IUU).

Ngoài ra, để khai thác hải sản một cách bền vững cần nghiên cứu các phương án phù hợp để từng bước cấm biển có thời hạn và thông tin, tuyên truyền lấy ý kiến rộng rãi của người dân và các đơn vị liên quan.

Về giải quyết sự cố môi trường biển, trong thời gian tới sẽ tham mưu giải quyết dứt điểm công tác bồi thường cho người dân bị thiệt hại và công khai minh bạch số tiền 500 triệu USD mà Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà tĩnh (FHS) bồi thường cho 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển.

Cũng trong tháng 8 tới, các đơn vị cần phối hợp rà soát để hoàn thiện Luật Thủy sản (sửa đổi) để trình Quốc hội.
Đăng ký nhận tin
Những chương trình khuyến mãi mới nhất